-
Xác định “mood” mà bạn muốn truyền tải
Tức là bạn cần xem mình muốn cảm thấy thế nào khi bước vào căn phòng. Điều này sẽ khác nhau dựa trên kinh nghiệm và trải nghiệm cá nhân của từng người.
Ví dụ có người là fan của màu trắng đen nên trong phòng chỉ toàn màu đó. Đối với 1 số người khác, màu đen lại biểu hiện cho sự u ám, không vui vẻ. Do đó, cảm xúc mà màu sắc mang lại phụ thuộc hầu hết vào trải nghiệm cá nhân
-
Sự tương quan giữa các màu
Màu đỏ khi đặt giữa tông màu pastel sẽ gây nên cảm giác chói nhưng nếu đặt giữa các màu đất lại khiến chúng giảm được sắc độ. Do vậy, nếu bạn đã có sẵn các vật liệu không thể thay đổi hoặc bị giới hạn màu sắc, hãy quan tâm đến mục đích mà người khác sẽ cảm thấy khi bước vào phòng để lựa chọn màu sắc tương phản hay hỗ trợ trong vòng tròn màu.
-
Xác định tông màu trầm (undertone) và tông màu mạnh nhất (masstone)
Sau khi biết rằng màu sắc chủ đạo mà bạn chọn có các tông trầm như nào hoặc tông mạnh như nào, bạn có thể thoải mái kết hợp các sắc độ khác nhau để tạo nên sự đa dạng, tránh cảm giác nhàm chán cho ngôi nhà.
Tuy nhiên, để có thể có cái nhìn chân thực nhất, trước khi quyết định màu sơn tường, bạn nên thử trực tiếp vào tường để xem màu thực tế và màu sắc của chúng vào thời điểm khác nhau sẽ ra sao để có sự chọn lựa chính xác nhất
-
Xây dựng bảng màu của riêng mình
Cách nhanh nhất là dựa vào màu sắc của quần áo bạn hay chọn để xem mình ưa thích màu sắc nào nhất. Sau đó lựa chọn tiếp 2 -3 màu sắc còn lại để làm tông màu chủ đạo cho căn phòng. 2-3 màu sắc đó có thể mang sắc thái đối nghịch hoặc tương trợ cho màu sắc chính. Tỷ lệ nên là 60-30-10 để tạo nên sự hài hoài
-
Phân biệt giữa tông màu trầm (muted color) và màu sáng (Clear color)
Các màu cùng tông trầm hoặc cùng tông sáng chỉ nên kết hợp trong nhóm với nhau. Đừng tự ý kết hợp giữa màu tông trầm và màu tông sáng trừ khi đó là màu nhấn.
Tông màu trầm: đỏ, nâu, xanh lá cây đậm
Tông màu sáng: vàng, xanh lá mạ sáng, hồng, xanh da trời
Ví dụ: cả căn phòng đang gồm tất cả các màu tông tối khi kết hợp với 1 vài đồ vật nhỏ tông sáng sẽ rất thu hút nhưng nếu tỷ lệ giữa 2 tông đó là 50/50 thì sẽ gây nên cảm giác rối mắt
-
Phân biệt giữa màu đậm (warm tone) và nhạt (cool tone)
2 khái niệm giữa màu đậm (warm tone) – nhạt (cool tone) với tông màu trầm (muted color) – sáng (Clear color) rất dễ bị nhầm lẫn.
Ví dụ: màu đỏ có 2 sắc thái: đỏ đậm – đỏ nhạt
Có rất nhiều cách để tạo nên bảng màu của riêng bạn, hãy thử nghiệm để có thể tìm ra mẫu của riêng mình. Có khi mẫu mà bạn ưng nhất lại không tuân theo bất cứ nguyên tắc về màu sắc nào cả.